Binance là gì? Đánh giá sàn Binance mới nhất 2023
Tổng quan sàn và thông tin pháp lý
Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử có thể nói là lớn nhất và phát triển nhất hiện nay, Binance nổi tiếng về số lượng lớn các loại tiền điện tử được giao dịch với mức phí thấp nhất thị trường. Tại Binance, mỗi ngày có hơn 1.4 triệu giao dịch với khối lượng lên đến 2 tỷ USD.
Binance được thành lập vào tháng 7/2017, ban đầu có trụ sở tại Trung Quốc, sau này vì một số lý do mà sàn giao dịch này chuyển trụ sở đến đảo Malta. Người sáng lập ra Binance là ông ChangPeng Zhao, là CEO của công ty Beiji Technology, ông trước đây là thành viên của nhóm phát triển Blockchain.info và đã từng là giám đốc công nghệ của OKCoin, một sàn giao dịch nổi tiếng, cùng với ông là một đội ngũ những người điều hành có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và công nghệ, họ đều là những người có tâm huyết và gắn bó lâu dài trong thị trường.
Về vấn đề pháp lý, Binance được quy định bởi VFA (Virtual Financial Assets) – Đạo luật về Tài sản ảo tại Malta, ngoài ra không được cấp phép bởi cơ quan quản lý nào khác. Một điều đáng lưu ý là Binance đang nỗ lực để được phê duyệt triển khai một sàn giao dịch dành riêng cho cư dân Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là Binance sẽ phải đảm bảo tất cả mọi điều kiện hoạt động của sàn được tốt nhất để có thể nhận được sự phê duyệt này.
Binance không những là một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu mà còn là một hệ sinh thái rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có:
- Binance Charity: tổ chức phi lợi nhuận, phát triển các hoạt động từ thiện trên Blockchain
- Binance Lab: quỹ phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư và cấp nguồn cho các dự án Blockchain
- Launchpad: nền tảng phát hành token độc quyền
- Binance DEX: sàn giao dịch phi tập trung phát triển trên Binance Chain
- Trust Wallet: ví chính thức của Binance, nhận và lưu trữ tài sản kỹ thuật số
- Binance Academy: cổng kiến thức mở, cung cấp tài liệu về Blockchain và tiền điện tử
Tính an toàn và độ bảo mật
Binance cung cấp nhiều hình thức giúp đảm bảo an toàn tài khoản ví của khách hàng
- Xác thực 2 yếu tố 2FA: Việc xác thực này nhằm bảo vệ cho tài khoản trực tuyến của bạn. Thông thường nếu không có 2FA, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản bằng mật khẩu, thì với 2FA, bạn cần phải có một mã xác nhận được gửi vào điện thoại của bạn thì mới đăng nhập được. Ngoại trừ việc người khác có mật khẩu và điện thoại của bạn, thì sẽ không có một cách nào đăng nhập vào tài khoản trực tuyến của bạn cả. Và để sử dụng được chức năng này, bạn cần tải ứng dụng Google Authenticator về điện thoại để nhận mã xác nhận cho mỗi lần đăng nhập.
- Xác nhận qua Email: bất kỳ một hoạt động đăng nhập bất thường nào vào tài khoản của bạn hoặc các hoạt động như nạp, rút coin hay thay đổi mật khẩu thì Binance cũng sẽ yêu cầu xác thực qua Email.
- Quỹ đảm bảo tài sản cho người dùng – SAFU, Binance trích 10% phí giao dịch mà sàn có được từ các khách hàng của mình để dự trữ vào quỹ này nhằm bồi thường cho tài khoản của khách hàng nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra, như trường hợp sàn bị hack hay mất khả năng thanh toán. Điều này đã được chứng minh khi vào tháng 5/2019, Binance đã thực sự bị hack và chính nhờ vào quỹ này mà tài khoản của khách hàng không bị ảnh hưởng hay mất mát gì.
Các loại tiền điện tử/thị trường được giao dịch
Binance hiển thị các đồng tiền điện tử được giao dịch theo các thị trường. Có 4 loại thị trường được cung cấp tại sàn giao dịch này, gồm có:
- Thị trường Binance coin (BNB): BNB là một loại tiền điện tử phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. BNB cũng chính là token được phát hành bởi chính sàn Binance. Tại thị trường BNB, các loại coin khác sẽ được mua/bán và định giá bằng BNB.
- Thị trường Bitcoin (BTC): BTC là tiền điện tử đầu tiên trên Thế giới, khi thị trường tiền mã hóa mới phát triển, thì BTC là đồng tiền có khối lượng giao dịch lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, BTC không còn chiếm vị trí độc tôn mà tồn tại song song là một số loại coin khác với tốc độ phát triển cực nhanh, tuy nhiên, BTC vẫn là loại tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường. Tương tự BNB, trong thị trường BTC, các loại coin khác được mua/bán và định giá bằng BTC.
- Thị trường Altcoin: Altcoin được hiểu là các đồng tiền điện tử không phải là Bitcoin, thị trường Altcoin bao gồm Ethereum (ETH), Tron (TRX) và Ripple (XRP)
- Thị trường các Token: là các loại tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng blockchain của các loại coin cơ bản. Thị trường token tại Binance bao gồm chủ yếu các token được phát triển bởi Bitcoin và Ethereum (USDT, PAX, TUSD, USDC…)
Các loại tiền điện tử được biểu diễn theo cặp và phân chia theo thị trường như trên. Ví dụ cặp XRP/ETH, được hiểu là đồng XRP được giao dịch trong thị trường ETH, nhà đầu tư có thể mua XRP bằng ETH hoặc bán XRP để đổi lấy ETH.
Nếu phân chia theo thị trường thì có vẻ như hơi ít các loại coin được giao dịch, nhưng nếu xét về các cặp coin và các loại coin riêng lẻ thì Binance là sàn được giao dịch số lượng coin lớn nhất hiện nay, với hơn 200 loại tiền điện tử được kết hợp thành hơn 540 cặp, một con số rất ấn tượng.
Phí giao dịch
Trước khi bắt đầu xem xét mức phí giao dịch tại Binance, các bạn nên hiểu sơ qua về 2 khái niệm liên quan trực tiếp đến cách tính phí của hầu hết tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử, đó là Taker và Maker.
- Taker: một người được xem là một Taker khi họ sẵn sàng đặt một lệnh có thể được khớp ngay lập tức với một lệnh khác có sẵn trong Sổ lệnh.
- Maker: ngược lại, Maker là người đặt lệnh nhưng không được thanh khoản lập tức (có nghĩa là không được khớp ngay lập tức), khi đó lệnh này sẽ được ghi lại trong Sổ lệnh trong trạng thái chờ khớp. Lệnh này sẽ được hoàn tất hoặc được giao dịch khi có một người khác chấp nhận.
Khi các bạn đặt một lệnh mua/bán, lệnh sẽ được phân loại thành Maker hoặc Taker. Phí giao dịch sẽ được thanh toán ngay khi giao dịch được thực hiện tức là lệnh đó được hoàn tất. Thường thì phí của giao dịch Maker sẽ nhỏ hơn phí giao dịch Taker
Binance hiện nay đang là sàn có phí giao dịch thấp nhất trên thị trường, với mức phí là 0.1% trên khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, đây chưa phải là mức phí thấp nhất, tài khoản của bạn càng được nâng cấp (theo khối lượng giao dịch) thì mức phí phải trả càng thấp. Và một ưu đãi nữa mà Binance dành cho khách hàng của mình đó là, nếu sử dụng đồng BNB làm phương tiện thanh toán phí thì phí giao dịch sẽ được giảm 25%, tức là nếu trả phí theo BTC là 0.1% thì khi trả phí bằng BNB thì chỉ còn 0.075%. Ngoài ra, nếu tham gia chương trình Giới thiệu của Binance (Mời những người khác mở tài khoản và giao dịch tại Binance) thì bạn sẽ nhận thêm được các ưu đãi về phí giao dịch.
Nền tảng giao dịch
Binance cung cấp nền tảng giao dịch chủ yếu trên web, bao gồm một phiên bản cơ bản và một phiên bản nâng cao. Hai phiên bản này chỉ khác nhau ở chỗ: phiên bản nâng cao hỗ trợ các chỉ báo kỹ thuật giúp người dùng phân tích được chiều hướng biến động của giá cả thông qua dữ liệu lịch sử được thể hiện trên biểu đồ, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với những nhà đầu tư tiền điện tử ngắn hạn hoặc đầu tư lướt sóng. Một số tính năng trên nền tảng của Binance ở cả 2 phiên bản:
- Cung cấp 13 khung thời gian từ 1 phút đến 1 tháng.
- Hơn 70 chỉ báo kỹ thuật (phiên bản nâng cao) và nhiều công cụ vẽ
- Hỗ trợ giao dịch 4 loại lệnh: Market, Limit, OCO và Stop-Limit, trong đó lệnh OCO là một loại lệnh được ra mắt từ ngày 23/8/2019, lệnh này là sự kết hợp của 2 lệnh Limit và Stop-Limit, nếu một lệnh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ thì lệnh kia sẽ lập tức bị hủy. Các bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng loại lệnh này tại website của Binance.
Giao diện phiên bản cơ bản trên nền tảng web
Giao diện phiên bản nâng cao trên nền tảng web
Ngoài ra, Binance còn cung cấp nền tảng giao dịch trên máy tính (Windows, MacOS) và trên điện thoại di động, các nền tảng này chủ yếu là phiên bản nâng cao. Nền tảng giao dịch trên máy tính được trang bị đầy đủ các tính năng như trên web, nền tảng trên điện thoại bị hạn chế các chỉ báo kỹ thuật và công cụ vẽ.
- Quy tắc giao dịch: Binance đề ra một số yêu cầu về khối lượng giao dịch tối thiểu và tối đa cho các loại tiền điện tử. Bảng dưới đây được mô tả một số yêu cầu giao dịch đối với một số cặp tiền điện tử cơ bản. Các bạn có thể xem đầy đủ tất cả các cặp tại trang web của Binance.
Cặp tiền điện tử |
Khối lượng lệnh tối thiểu |
Khối lượng lệnh tối đa (Lệnh Market) |
LTC/BNB |
0.001 LTC |
18600 LTC |
XRP/BNB |
0.1 XRP |
1405600 XRP |
BNB/BTC |
0.01 BNB |
1769700 BNB |
ETH/BTC |
0.001 ETH |
63100 ETH |
BNB/ETH |
0.01 BNB |
68100 BNB |
BTC/USDT |
0.000001 BTC |
3200 BTC |
LTC/BTC |
0.01 LTC |
72500 LTC |
XRP/BTC |
1 XRP |
42853300 XRP |
Một số tính năng khác của Binance
- Giao dịch ký quỹ (Margin): nếu bạn đăng ký tài khoản Ký quỹ, bạn sẽ được vay tiền từ những người có vốn nhàn rỗi trên thị trường, điều này giúp bạn có số tiền lớn hơn để thực hiện các giao dịch trên sàn, giúp thu về lợi nhuận lớn hơn, nhưng nếu thất bại thì rủi ro cũng lớn hơn. Số tiền ký quỹ giống như một khoản nợ, bạn sẽ trả lại khoản tiền đã vay cộng với lãi suất cho khoản tiền đó.
- Giao dịch trên hợp đồng tương lai (Future): hợp đồng giao dịch tương lai cho phép bạn mua/bán một loại tiền điện tử bất kỳ mà không cần nắm giữ chúng bằng cách dự đoán giá của chúng sẽ tăng hoặc giảm trong một khoảng thời gian cụ thể ở tương lai, lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ được tính dựa trên chênh lệch giá từ thời điểm đặt lệnh đến thời điểm đáo hạn hợp đồng của loại tiền điện tử đó. Binance còn hỗ trợ giao dịch với đòn bẩy trên hợp đồng tương lai, tỷ lệ đòn bẩy ban đầu là 1:20, và tỷ lệ tối đa là 1:125.
- Nền tảng cho vay (Lending): nếu có Tiền điện tử nhà rỗi, bạn có thể tham gia vào mạng lưới Lending của Binance. Tài sản nhàn rỗi của bạn sẽ được cho những người đang cần nó vay và bạn sẽ được trả một mức lãi suất cố định, giống như bạn đang gửi tài sản của mình vào một sổ tiết kiệm và nhận lãi suất tiền gửi hàng kỳ.
Nạp/rút coin/token
- Nạp coin/token:
Nếu bạn đã có sẵn ví tiền điện tử thì việc nạp coin vào Binance để giao dịch rất dễ và không mất phí. Lưu ý rằng, nếu bạn nạp tiền vào ví trên Binance thì đồng nghĩa với việc bạn đang rút tiền khỏi một nền tảng khác.
Binance cũng hỗ trợ khách hàng của mình mua coin/token trực tiếp trên website thông qua một số kênh như Simplex, Koinal, TrustToken, Flutterwave…và thanh toán bằng tiền pháp định thông qua các hình thức như Thẻ Visa/Mastercard, Chuyển khoản ngân hàng, Ví điện tử.
Hầu hết các kênh đều yêu cầu số lượng tiền điện tử tối thiểu phải mua tương ứng với số tiền pháp định phải trả theo USD là 50$, phí giao dịch từ 2,5% – 3.5% (ít nhất là 10$) và thời gian để tiền điện tử vào ví là từ 5 – 30 phút.
- Rút coin/token
Khi rút coin/token từ Binance về ví trên một nền tảng khác, bạn phải trả phí và mức phí là khác nhau đối với mỗi loại coin/token. Binance cũng quy định về số lượng rút tối thiểu cho mỗi loại.
Số lượng rút tối thiểu và phí rút của một số đồng coin/token phổ biến
Coin/Token |
Lượng rút tối thiểu |
Phí rút |
BTC |
0.001 |
0.0005BTC |
ETH |
0.02 |
0.01 ETH |
XRP |
0.5 |
0.25 XRP |
LTC |
0.002 |
0.001 LTC |
BCH |
0.00014 |
0.000071 BCH |
USDT |
2.18 |
1.09USDT |
Lưu ý:
- Nếu chưa xác minh danh tính thì lượng rút tối đa là 2 BTC trong 1 ngày.
- Trong một số trường hợp nạp hay mua coin/token, Binance sẽ yêu cầu xác minh danh tính KYC nhằm phòng ngừa các hành vi rửa tiền, việc của bạn là phải tải các tài liệu xác minh danh tính như CMND, Passport hoặc thậm chí là chụp hình khuôn mặt.
Ưu/Nhược điểm
Ưu điểm
- Cho phép giao dịch nhiều loại coin/token
- Nền tảng giao dịch hoạt động tốt, trơn tru
- Phí giao dịch thấp
- Nhiều chương trình kiếm tiền ưu đãi, hỗ trợ nhiều tính năng giao dịch mới
- Cung cấp ví điện tử riêng và nhiều kênh nạp/rút coin
- Hệ sinh thái đa dạng
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7
Nhược điểm
- Đã từng bị hack
Kết luận: với điều kiện giao dịch khá tốt và ổn định, cũng như tính an toàn và bảo mật, cộng thêm những thành tựu mà Binance đã đạt được chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn trên thị trường thì chúng tôi có thể khẳng định đây là một sàn đáng để các bạn mở tài khoản và bắt đầu giao dịch.
Bài viết liên quan

HXFX nhà môi giới ngoại hối cung cấp môi trường trải nghiệm đầu tư forex và chứng khoán chuyên nghiệp hơn 1 thập kỉ. Mặc…

Grand Capital là sàn môi giới cung cấp dịch vụ giao dịch và đầu tư vào thị trường tiền tệ, phái sinh từ năm 2006.…

FXTrading.com là nhà môi giới ngoại hối uy tín, nhận được nhiều đánh giá cao từ các nhà đầu tư. Nếu đang có ý định…

So với nhiều sàn forex khác hiện nay, FXTRADING.com dù mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực tài chính gần 10 năm. Nhưng với những…

ActivTrades nhà môi giới ngoại hối đáng tin cậy, không chỉ cung cấp hơn 1000 sản phẩm giao dịch đa dạng mà broker còn hỗ…

Binary.com là sàn giao dịch quyền chọn nhị phân nổi danh bởi việc cung cấp các nền tảng giao dịch đa dạng và hiện đại.…