Poloniex là gì? Đánh giá sàn Poloniex mới nhất 2023
Tổng quan sàn và thông tin pháp lý
Poloniex là một sàn giao dịch tiền điện tử rất nổi tiếng trên thị trường, sàn này có trụ sở tại Mỹ và được thành lập vào năm 2014. Hiện nay, Poloniex đang được sở hữu bởi công ty Circle, một công ty chuyên về lĩnh vực thanh toán pear-to-pear, thành lập năm 2013 và được bảo trợ bởi Goldman Sachs – một ngân hàng lớn tại Mỹ, đây cũng là công ty phát hành token USD Coin (USDC)
Theo thống kê mới nhất trên coinmarketcap.com thì khối lượng giao dịch là trên 13.8 triệu USD mỗi ngày, thì con số này không phải là một con số ấn tượng khi mà khối lượng giao dịch của Poloniex nằm ngoài top 100 theo thống kê toàn bộ thị trường.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch không đánh giá được toàn bộ các điều kiện hoạt động cũng như mức độ uy tín của một sàn giao dịch tiền điện tử. Trong khi đó, Poloniex được biết đến là một sàn rất có uy tín trên thị trường, được cấp phép hoạt động ở 7 tiểu bang của Mỹ, điều này cũng minh chứng rằng Poloniex đã phải nỗ lực rất nhiều để có được các giấy phép này, đồng thời trong quá trình hoạt động, sàn này cũng phải đảm bảo tuyệt đối sự an toàn và bảo mật cho tài khoản của khách hàng và chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý tại Mỹ vì Poloniex biết rằng nếu có bất kỳ rủi ro nào xảy ra hoặc một hành vi gian lận nào đối với khách hàng thì họ sẽ phải chịu mức phạt rất lớn đến từ các cơ quan này.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tính bảo mật
Cũng giống như một số các sàn giao dịch tiền điện tử khác, Poloniex cũng áp dụng các hình thức bảo mật cho tài khoản của khách hàng như xác thực 2 yếu tố 2FA và Email.
- Xác thực 2 yếu tố 2FA: là một hình thức bảo mật cho tài khoản trực tuyến của người dùng. Bạn chỉ có thể đăng nhập vào tài khoản trực tuyến bằng mật khẩu đã tạo trước đó và một mã xác nhận được gửi vào điện thoại của bạn qua ứng dụng Google Authenticator
- Xác thực qua Email: bất kỳ hoạt động đăng nhập nào trên các thiết bị khác hoặc các giao dịch nạp/rút coin cũng đều được xác thực qua Email
Bên cạnh đó, Poloniex cũng đưa ra một số chương trình, biện pháp đảm bảo an toàn và bảo mật cho tài khoản của khách hàng như:
- Lưu trữ một phần lớn tài sản của khách hàng ở các ví lạnh ngoại tuyến, giữ lại một phần vừa đủ để khách hàng thực hiện các giao dịch trên sàn. Và đương nhiên tài khoản của khách hàng chỉ dùng cho mục đích giao dịch, không thực hiện các hoạt động khác của công ty môi giới
- Chương trình kiểm toán 24/7/365 nhằm giám sát hoạt động và phát hiện các hành vi đáng ngờ để kịp thời ngăn chặn
Vào năm 2014, khi thị trường giao dịch tiền điện tử vừa mới phát triển ở giai đoạn đầu, các quy trình xử lý và bảo mật còn nhiều lỗ hổng thì Poloniex đã bị hack và gây tổn thất đến 12.3% tổng số Bitcoin trên sàn. Tuy nhiên, Poloniex đã dùng tiền của mình để bù đắp các tổn thất cho khách hàng và thật may là thời điểm đó giá trị Bitcoin còn thấp và cũng kể từ thời điểm đó, Poloniex đã tăng cường bảo mật trên sàn và chưa có bất kỳ một vụ hack hay rủi ro nào xảy ra nữa.
Các loại tiền điện tử được giao dịch
Có khoảng 60 loại tiền điện tử được ghép thành 94 cặp và phân loại vào 4 thị trường giao dịch. Số lượng các loại coin/token tại Poloniex không nhiều như các sàn khác, nhưng nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến một số loại cơ bản như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, Bitcoin Cash hay Tether thì số lượng như thế là quá đủ, ít nhưng chất lượng.
- Thị trường BTC: Bitcoin là loại tiền điện tử phổ biến nhất trên thị trường, đây cũng là đồng coin đầu tiên và có sức ảnh hưởng lớn nhất. Chính vì thế mà BTC luôn dẫn đầu về khối lượng giao dịch ở tất cả các sàn và toàn thị trường. Tại Poloniex, có 47 loại coin/token được mua/bán và định giá bằng BTC
- Thị trường ETH: Ethereum là đồng coin đứng thứ 2 trên thị trường, chỉ xếp sau BTC, dù ra đời sau nhưng tốc độ phát triển của ETH rất nhanh. Tại thị trường ETH, có 6 đồng coin/token được mua /bán và định giá bằng ETH.
- Thị trường USDT: Tether là một loại token được phát hành dựa trên nền tảng Blockchain của BTC, giá trị của USDT được đảm bảo bằng USD, 1 USDT có giá trị bằng 1 USD nên có thể nói USDT chính là phiên bản số hóa của USD.
- Thị trường USDC: USD Coin là một token được phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum, phát hành bởi Circle, công ty sở hữu Poloniex, chính vì thế mà Poloniex ưu tiên giao dịch đến 25 đồng coin/token trên thị trường USDC. Tương tự USDT, USDC cũng được bảo chứng bằng đồng USD và có giá trị bằng 1USD.
Phí giao dịch
Trước khi bắt đầu xem xét mức phí giao dịch tại Poloniex, các bạn phải hiểu sơ qua về 2 khái niệm Maker và Taker, vì hầu hết tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều phân loại phí giao dịch theo 2 khái niệm này
- Maker: một lệnh được xem là Maker nếu lệnh đó được đưa lên Sổ lệnh trong trạng thái chờ khớp/chờ được giao dịch
- Taker: là loại lệnh được khớp/được giao dịch ngay lập tức với một lệnh tương ứng trong Sổ lệnh.
Phí giao dịch của Maker thường sẽ thấp hơn Taker vì lệnh Maker tạo tính thanh khoản cho Sổ lệnh, còn Taker được xem như lấy mất tính thanh khoản trên Sổ lệnh. Khi nhà đầu tư đặt một lệnh trên thị trường, lệnh đó sẽ được tự động phân chia thành Maker hoặc Taker, phí giao dịch sẽ chỉ được thanh toán khi nào lệnh đó được khớp/được giao dịch.
Poloniex còn hỗ trợ mức phí đối với các nhà đầu tư giao dịch với khối lượng lớn. Phí giao dịch Maker tương đối thấp trên thị trường, nhưng bù lại là tương đối cao đối với các lệnh Taker nếu giao dịch với khối lượng thấp.
Lưu ý: bắt đầu từ 21/10/2019 đến hết ngày 31/12/2019, tất cả các giao dịch giao ngay sẽ được tính phí là 0,0%. Đây là một chương trình khuyến mãi ngắn hạn nhằm thu hút đông đảo các nhà đầu tư mở tài khoản và gia tăng khối lượng giao dịch tại sàn.
Giao dịch Margin và Lending tại Poloniex
Giao dịch Margin và Lending có mối quan hệ với nhau thông qua hoạt động vay-cho vay.
Nhà đầu tư mở tài khoản Margin đồng nghĩa với việc họ sẽ vay thêm một số lượng tiền điện tử từ những nhà đầu tư khác đang có tài sản nhàn rỗi. Mục đích của việc vay mượn này là giúp nhà đầu tư được giao dịch coin/token với giá trị lớn hơn số tiền thực tế đang có (cũng tương tự như sử dụng đòn bẩy). Nhà đầu tư của tài khoản Margin này sẽ trả lại số tiền gốc và lãi suất cho người cho vay theo thời hạn đã định trước.
Nhà đầu tư cho vay chính là những người sẽ mở tài khoản Lending tại Poloniex, tài khoản Lending sẽ nhận được lãi suất cho vay từ tài khoản Margin như một mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Điều này giúp những người có tài sản nhàn rỗi vẫn có thể tạo ra thu nhập mà không cần phải đầu tư.
Poloniex cũng đưa ra một số yêu cầu về khoản cho vay tối thiểu và lãi suất nhận được của tài khoản Lending. Nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin này trên website của sàn.
Ví dụ đối với BTC thì khoản cho vay tối thiểu là 0.005 BTC, với ETH là 0.1 ETH, LTC là 0.01 LTC…
- Lưu ý: đối với tài khoản Lending, Poloniex sẽ thu phí 15% trên tiền lãi mà khách hàng cho vay nhận được.
Nền tảng giao dịch
Poloniex cung cấp nền tảng giao dịch chủ yếu trên web, ngoài ra còn có ứng dụng trên điện thoại (IOS, Androi). Nền tảng giao dịch của sàn này tương đối đơn giản và dễ sử dụng, cung cấp gần như đầy đủ các tính năng để phục vụ cho việc đặt lệnh cũng như quản lý các lệnh và tài khoản của nhà đầu tư
- 12 khung thời gian từ 5 phút đến 1 năm, 7 loại biểu đồ giá và chức năng cài đặt giao diện biểu đồ
- Hơn 80 chỉ báo kỹ thuật và rất nhiều công cụ vẽ phục vụ phân tích biểu đồ
- Các khu vực được phân chia rõ ràng: Markets, Khu vực đặt lệnh, Sổ lệnh, Lịch sử giao dịch…
- Cung cấp biểu đồ thể hiện được độ sâu thị trường
- Cung cấp 2 loại lệnh: lệnh thị trường và lệnh dừng-giới hạn
Nhìn chung thì nền tảng giao dịch của Poloniex khá ổn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch cho nhà đầu tư. Để giao dịch Margin, nhà đầu tư chỉ cần chuyển sang tab Margin Trade trên trang chủ website là có thể giao dịch bằng tài khoản Margin.
Khu vực biểu đồ và danh sách các thị trường
Khu vực đặt lệnh và sổ lệnh
Khu vực biểu đồ thể hiện chiều sâu thị trường và lịch sử giao dịch
Nhà đầu tư vẫn có thể chọn nền tảng trên điện thoại để giao dịch, tuy nhiên chúng tôi khuyến khích các bạn sử dụng điện thoại chỉ để thực hiện các giao dịch trao đổi các loại tiền điện tử. Đối với những nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn hoặc lướt sóng thì nên sử dụng nền tảng trên web để tận dụng tối đa chức năng phân tích giá trên biểu đồ.
Nạp/rút coin
Có 3 hình thức để nạp coin vào ví của Poloniex
- Chuyển khoản ngân hàng để mua USDC bằng USD và miễn phí nạp/rút. Tuy nhiên, nếu các lệnh nạp tiền vào ngân hàng để chuyển đổi thành USDC bị từ chối vì bất kỳ nguyên nhân gì thì Poloniex sẽ tính phí 50$ cho mỗi giao dịch bị từ chối. Số tiền rút tối thiểu thông qua hình thức này là 50$
- Mua BTC bằng Thẻ Visa/Master cards thông qua kênh Simplex với mức phí là 3,5% hoặc ít nhất 10$ cho mỗi giao dịch. Lượng mua tối thiểu là 50$, tối đa là 20,000$/ngày. Hiện nay, Poloniex chưa hỗ trợ nhà đầu tư Việt Nam mua BTC trên Simplex
- Nạp coin/token từ ví của một nền tảng khác vào ví của Poloniex, đây là hình thức mà tất cả các sàn đều có. Nạp coin vào ví của Poloniex thì không mất phí, nhưng rút coin khỏi ví của Poloniex thì mất phí và mức phí là khác nhau đối với mỗi loại coin/token
Tiền điện tử |
Phí rút/lần |
Lượng rút tối thiểu/lần |
BTC |
0.0005 |
0.00058 |
ETH |
0.01 |
0.01 |
LTC |
0.001 |
0.02 |
XRP |
0.05 |
0.05 |
BCH |
0.001 |
0.00108 |
USDC |
0.02 |
0.02 |
USDT |
0 |
10 |
Ưu/Nhược điểm
Ưu điểm
- Là một sàn uy tín, được cấp phép hoạt động tại nhiều tiểu bang của Mỹ
- Cung cấp nhiều cặp tiền điện tử
- Nền tảng giao dịch tốt
- Có nhiều chương trình, hình thức bảo đảm an toàn và tính bảo mật cho tài khoản nhà đầu tư
- Phí giao dịch hợp lý, có ưu đãi về phí nếu giao dịch khối lượng lớn
- Hỗ trợ hình thức mua USDC qua chuyển khoản ngân hàng
Nhược điểm
- Đã từng bị hack
- Hình thức mua BTC qua Thẻ không được hỗ trợ cho nhà đầu tư Việt Nam
- Quá trình xác minh danh tính lâu
- Trang web không cung cấp các thông tin về điều kiện giao dịch cho từng loại coin/token cụ thể như lượng giao dịch tối thiểu/tối đa
Xét về tổng thể thì Poloniex là một sàn uy tín để nhà đầu tư có thể mở tài khoản giao dịch tại sàn. Trong thị trường tiền điện tử, chạy theo số đông để giao dịch tại những sàn có khối lượng giao dịch lớn cũng tốt, nhưng lựa chọn những sàn uy tín, có những điều kiện giao dịch tốt mà không đi theo số đông cũng là một lựa chọn thông minh.
Bài viết liên quan

HXFX nhà môi giới ngoại hối cung cấp môi trường trải nghiệm đầu tư forex và chứng khoán chuyên nghiệp hơn 1 thập kỉ. Mặc…

Grand Capital là sàn môi giới cung cấp dịch vụ giao dịch và đầu tư vào thị trường tiền tệ, phái sinh từ năm 2006.…

FXTrading.com là nhà môi giới ngoại hối uy tín, nhận được nhiều đánh giá cao từ các nhà đầu tư. Nếu đang có ý định…

So với nhiều sàn forex khác hiện nay, FXTRADING.com dù mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực tài chính gần 10 năm. Nhưng với những…

ActivTrades nhà môi giới ngoại hối đáng tin cậy, không chỉ cung cấp hơn 1000 sản phẩm giao dịch đa dạng mà broker còn hỗ…

Binary.com là sàn giao dịch quyền chọn nhị phân nổi danh bởi việc cung cấp các nền tảng giao dịch đa dạng và hiện đại.…